QUY TRÌNH CANH TÁC XÀ LÁCH
QUY TRÌNH CANH TÁC XÀ LÁCH
THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
(Sở Nông Nghiệp & Phát triễn Nông thôn tỉnh Lâm Đồng phát hành)
I. Đặc điểm, yêu cầu về ngoại cảnh
- Đặc điểm thực vật học
Xà lách có nhiều giống khác nhau, loại cuốn và không cuốn, thuộc loại thân thảo, trồng ngắn ngày, dùng để ăn lá, có dịch trắng như sữa trong cây.
- Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ thích hợp cho cây từ 15-250C. Ánh sáng trung bình từ 10-12 giờ/ngày rất thuận lợi để cây phát triển. Độ ẩm đất khoảng 70-80%. Xà lách không kén đất, thích hợp đất cát pha thịt nhẹ. Đất thoát nước tốt, pH: 5.8-6.6.
II.Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Giống
Tại Lâm Đồng đang trồng nhiều loại xà lách khác nhau, ngoài xà lách giống địa phương còn nhiều giống nhập nội khác được thị trường ưa chuộng như lô lô xanh, lô lô đỏ, romain, xà lách xoăn lá lớn.
Cây con giống mua tại các cơ sở ươm cây giống đã công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn: Cây xà lách.
- – Nhà kính hoặc nhà lưới cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây trồng và làm nhà kín để hạn chế côn trùng, nấm bệnh xâm nhập gây hại cây trồng, nền nhà và xung quanh luôn được vệ sinh sạch sẽ để tránh sâu, bệnh hại trú ngụ.Chuẩn bị vật liệu trồng
– Bạt nylon phủ luống và hệ thống tưới tự động được đầu tư trong nhà kính, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn rau an toàn, VietGAP,…
- Chuẩn bị đất
– Vệ sinh vườn trồng sạch các tàn dư thực vật của vụ trước, vườn trồng xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy, … (tránh nguồn nước ô nhiễm và nước thải của nhà máy, bệnh viện).
– Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Rải vôi, tưới nước trước khi cày xới để diệt một số nấm hại trên mặt đất tồn tại từ các vụ trước.
– Cày xới đất sâu 20-25 cm, phơi ải trong 1-2 tuần, dùng thuốc xử lý đất trước khi trồng cây ít nhất 15 ngày để hạn chế sâu, bệnh hại. Sau đó bón phân lót cày lần cuối.
– Lên luống rộng 100cm, rãnh 20cm, luống cao 10-15cm. Phủ bạt nylon rồi đục lỗ trồng, xong tưới cho đất ẩm đều
- Kỹ thuật trồng, mật độ, khoảng cách trồng
– Khoảng cách trồng hàng x hàng 25cm, cây x cây 20cm; Mật độ từ 200.000 – 220.000 cây/ha. Trồng vào lúc chiều mát, khi trồng cần lấp kín phần bầu đất không vùi quá sâu để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, trồng xong cần tưới đủ ẩm để cây nhanh phục hồi. Từ 5-7 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm các cây yếu, cây bị chết.
– Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.
Cây mới trồng, tưới ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tạo ẩm độ đất 70-75%. Sau trồng 15 ngày tưới mỗi ngày lần, sau khi bón phân tưới vừa đủ đảm bảo phân tan.
- Phân bón và cách bón phân.
– Phân bón: Lượng phân bón cho cây xà lách 1 ha/ vụ như sau:
+ Phân chuồng hoai: 20-25m3; phân hữu cơ vi sinh: 1.000kg; Vôi bột: 800-1.500kg, tùy độ pH của đất canh tác; MgSO4: 10kg.
+ Phân hóa học (lượng nguyên chất): 92kg N-48kg P2O5 -60kg K2O.
Lưu ý: Đổi phân hóa học nguyên chất qua phân đơn hoặc NPK tương đương:
Cách 1: Ure: 200kg; super lân: 300kg; KCl: 100kg.
Cách 2: NPK 15-5-20: 300kg; Ure: 102kg; Lân super: 206kg.
* Bón theo cách 1:
* Bón theo cách 2:
* Ghi chú: Phân bón lá sử dụng theo khuyến cáo in trên bao bì.
III. Một số sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ
A.Một số phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp
- Vệ sinh vườn: Dọn sạch cỏ rác và tàn dư thực vật khác, cắt tỉa lá già và xử lý cách xa vườn trồng.
- Cây giống: Chọn cây giống sạch bệnh, nên sử dụng cây giống đạt tiêu chuẩn, độ đồng đều cao, phát huy ưu điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao.
- Mật độ trồng và kỹ thuật trồng: Trồng với mật độ thích hợp đúng theo quy định tại quy trình này, tránh trồng dầy sẽ tạo ẩm độ cao tạo điều kiện nấm bệnh phát triển. Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón phân thừa đạm để tăng khả năng chống chịu bệnh.
- Biện pháp sinh học: Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên sẵn có trên vườn như bọ rùa, ruồi ăn thịt, nhện ăn thịt…
Sử dụng chế phẩm Trichoderma để rải vào đất hoặc phun lên cây. Không sử dụng thuốc hóa học tùy tiện, chỉ nên sử dụng các loại thuốc có phổ tác động hẹp, thuốc thế hệ mới phân giải nhanh, thuốc ít độc đối với thiên địch nhưng hiệu quả đối với các loài sâu bệnh hại. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc thảo mộc và thuốc có nguồn gốc sinh học. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc “4 đúng”.
Trước khi sử dụng thuốc trên diện rộng, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Xà lách có thời gian sinh trưởng ngắn, ít bị sâu bệnh gây hại, trong quá trình canh tác cần chủ động phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Nếu cây bị bệnh mang tính cục bộ, thì nhổ tiêu huỷ tránh để lây lan nguồn bệnh.
B.Sâu hại và biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV
- Sâu xanh
– Đặc điểm gây hại: Gây hại từ khi cây con đến khi thu hoạch.
– Biện pháp phòng trừ: Tham khảo sử dụng thuốc có chứa các hoạt chất Abamectin; Emamectin benzoate; Azadirachtin; Bacillus thuringiensis.
- Sên, nhớt:
– Đặc điểm gây hại: Gây hại cả giai đoạn cây con và cây lớn làm ảnh hưởng đến năng suất và mẫu mã sản phẩm.
– Biện pháp phòng trừ:
Sử dụng Helix 10% liều lượng 1kg/ 1.000m2 trộn với 1kg cám gạo rang hoặc chất tạo mùi thơm như vani, rải từng nhúm nhỏ xuống rãnh khoảng cách từ 1-1,5m.
C.Bệnh hại và biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV
- Bệnh chết cây con (Pythium sp.; Rhizoctonia solani; Fusarium Oxysporium)
– Đặc điểm gây hại:
Bệnh chết cây con do nấm Rhizoctonia solani: Nấm tấn công vào mạch dẫn làm thối gốc, đen gốc dẫn đến chết cây.
Bệnh chết cây con do nấm Fusarium Oxysporium: Nấm gây hại làm cây héo lá vàng, thối nhũn, mạch dẫn đen nâu.
Chết cây con do nấm Pythium sp.: Lá nhăn, teo, các rễ con thối hoàn toàn, rễ cọc bị thối.
– Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc chứa hoạt chất Validamycin; Bacillus subtilis; Trichoderma;
- Bệnh thối nhũn vi khuẩn (Erwinia carotovora).
– Đặc điểm gây hại:
Bệnh đầu tiên là giọt dầu nhỏ sau thành màu nâu nhạt lan rộng nhanh chóng, mô bệnh thối nhũn có mùi hôi. Bệnh nhẹ, lá bên ngoài bị héo vào ban ngày, ban đêm phục hồi. Bệnh nặng lá héo hoàn toàn không phục hồi.
Ở chỗ thối có dịch nhày màu trắng xám, lá bệnh khô hoàn toàn, bệnh không gây hại hoàn toàn trên lá mà gây hại từng chỗ.
Bệnh phát triển mạnh ở đất trồng cây đã nhiễm bệnh vụ trước, vườn không thoát nước, rễ phát triển kém cũng làm cho bệnh nặng hơn.
- - QUY TRÌNH CANH TÁC BÓ XÔI (07/12/2018)
- - Đặc điểm của giống cà chua Diva (I-66): (07/12/2018)
- - Bắp cải GREEN NOVA (07/12/2018)
- - QUY TRÌNH CANH TÁC XÀ LÁCH (07/12/2018)
- - QUY TRÌNH CANH TÁC SÚP LƠ XANH (07/12/2018)