Kỹ Thuật Canh Tác

QUY TRÌNH CANH TÁC BÓ XÔI

QUY TRÌNH CANH TÁC BÓ XÔI

THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

( Sở Nông Nghiệp& Phát Triễn Nông thôn Tỉnh Lâm Đồng phát hành )

I.Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:

Cây thích hợp với khí hậu ôn đới, nhiệt độ từ 10-200C, loại cây trồng ngắn ngày. Thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch 35-40 ngày đối với cây ươm. Cây bố xôi phát triển tốtt ở loại đất giàu chất hữu cơ, độ thông thoáng cao, pH thích hợp là 6-7. Bố xôi trồng được quanh năm ở Đà Lạt.

II.Kỹ thuật trồng và chăm sóc:                                                                                                                                                                                      1. Giống:

Có các giống bố xôi đang được gieo trồng gồm VL-84, Dash, Ba chữ tàu (Takii’s). Trong đó, giống sử dụng chủ yếu hiện nay là giống Dash.

Cây con giống mua tại các cơ sở ươm cây giống đã công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn: Cây bố xôi.

2016-12-31_165807

  1. Chuẩn bị vật liệu trồng:

– Hệ thống tưới tự động được đầu tư giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn rau an toàn, VietGAP…

  1.  Chuẩn bị đất:

Chọn đất trồng cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy,… (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).

Vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư thực vật, cày xới và bón vôi để giảm độ chua của đất, phơi ải đất từ 1-2 tuần để tiêu diệt một số sâu bệnh hại, sau đó lên luống bón lót và trồng.

  1. Trồng và chăm sóc:

Mỗi luống trồng 5-6 hàng, khoảng cách hàng x hàng 20cm, cây x cây 15-18cm. Mật độ trồng 180.000-200.000 cây/ha. Khi trồng cần lấp kín phần bầu đất không vùi quá sâu để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, trồng xong cần tưới đủ ẩm để cây nhanh chóng phục hồi. Từ 3-5 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm các cây yếu, bị chết.

1

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.

Tuần đầu tưới nhẹ từ 1-2 lần/ngày giữ ẩm độ đất 70-75%, sau đó mỗi ngày tưới 1 lần, tưới đẫm, sau khi trời mưa xong, tưới rửa đất để hạn chế dập cây, sâu bệnh gây hại.

  1. Phân bón và cách bón phân:

4.1. Phân bón: Tính cho 1 ha/vụ như sau:

Phân chuồng hoai: 25-30m3; Phân hữu cơ vi sinh: 1.000; Vôi bột: 1.000kg.

– Phân hóa học lượng nguyên chất: 70 kg N-110 kg P2O5-100 kg K2O;

Lưu ý: Chuyển lượng phân hóa học qua phân đơn hoặc NPK tương đương

Cách 1: Ure: 152 kg; super lân: 688kg; KCl: 167kg; MgSO4: 20kg.

Cách 2: NPK 15-15-15: 467 kg; super lân: 250kg; KCl: 50kg; MgSO4: 20kg.

* Bón theo cách 1:

2016-12-31_165840

* Bón theo cách 2:

2016-12-31_165900

Ghi chú: Có thể sử dụng các loại phân bón lá, phun theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

III. Một số sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ

      A.Một số phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp

  1. Vệ sinh đồng ruộng: Luôn vệ sinh vườn dọn sạch cỏ rác và tàn dư thực vật khác, cắt tỉa lá già và xử lý cách xa vườn.
  2. Cây giống: Chọn cây giống sạch bệnh, nên sử dụng cây giống đạt tiêu chuẩn độ đồng đều cao, phát huy ưu điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao.
  3. Mật độ trồng và kỹ thuật trồng: Trồng với mật độ thích hợp đúng theo quy định tại quy trình này, tránh trồng dầy sẽ tạo ẩm độ cao tạo điều kiện nấm bệnh phát triển. Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón phân thừa đạm để tăng khả năng chống chịu bệnh.
  4. Đặt bẫy dính: Đa số giai đoạn trưởng thành của các đối tượng sâu hại bị hấp dẫn bởi màu vàng. Vì vậy sử dụng bẫy dính màu vàng để diệt sâu hại là biện pháp thích hợp, giảm được chi phí phòng trừ sâu hại, an toàn cho sản phẩm và môi trường. Các bẫy dính này treo ngay phía trên của vòm lá hoặc treo xung quanh nhà kính, với mật độ 1 bẫy/2m2.
  5. Biện pháp sinh học.

Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên sẵn có trên vườn như bọ rùa, ruồi ăn thịt, nhện ăn thịt…

Sử dụng chế phẩm Trichoderma để rải vào đất hoặc phun lên cây. Không sử dụng thuốc hóa học tùy tiện, chỉ nên sử dụng các loại thuốc có phổ tác động hẹp, thuốc thế hệ mới phân giải nhanh, thuốc ít độc đối với thiên địch nhưng hiệu quả đối với các loài sâu bệnh hại. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc thảo mộc và thuốc có nguồn gốc sinh học. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc “4 đúng”.

Trước khi sử dụng thuốc trên diện rộng, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

      B.Sâu hại và biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV:

  1. Sâu xám (sâu đất) (Agrotis ypsilon)

– Đặc điểm gây hại:

Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất. Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm. Trứng đẻ rời rạc thành từng quả trên mặt đất.

– Biện pháp phòng trừ: Có thể tham  khảo sử dụng thuốc có hoạt chất Metarhizium anisopliae,…

2

  1. Ruồi hại lá/dòi đục lá:

– Đặc điểm gây hại:

Ruồi hại lá/dòi đục lá là đối tượng dịch hại quan trọng nhất thường xuyên gây hại trên bố xôi. Con cái trưởng thành dùng gai đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá và chích hút nhựa cây tạo thành những vết sần sùi trên mặt lá.

Khi sâu non bắt đầu ăn thì mặt trên của lá xuất hiện đường đục ngoằn nghèo. Sâu non sẽ hoá nhộng trong thời gian từ 1-3 tuần. Trong quá trình này chúng phá hại biểu bì lá (là thức ăn chính của sâu non). Nhộng của ruồi đục lá có màu đen hoặc màu vàng, chúng có thể hoá nhộng trong đường đục hoặc rớt xuống đất.

– Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc có chứa các hoạt chất Oxymatrine.

3      C.Bệnh hại và biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV:

  1. Bệnh chết rạp cây con (Fusarium Oxysporium; Pythium spp.):

– Đặc điểm gây hại:

Do nấm Fusarium Oxysporium: Nấm tấn công vào mạch dẫn làm thối gốc, đen gốc dẫn đến chết cây con.

– Do nấm Pythium spp.: Héo lá vàng, thối nhũn, mạch dẫn đen nâu dãn đến lá nhăn, teo, các rể con thối hoàn toàn, rễ cọc bị thối.

Bệnh chết rạp cây con gây hại bó xôi

– Biện pháp phòng trừ: Có thể tham  khảo sử dụng thuốc có chứa các hoạt chất Trichoderma.

4

  1. Bệnh Đốm lá (Cladosporium Variabile; Stemphylium Botryosum)

– Đặc điểm gây hại:

Đốm lá do nấm Cladosporium Variabile xuất hiện những đốm nhỏ trên lá, lõm xuống như vết ruồi đục. Nấm tấn công vào giữa lá.

Đốm lá do nấm Stemphylium Botryosum xuất hiện những đốm lớn 1- 2cm trên mặt lá tạo thành những vòng lớn, lõm xuống, nỗi gân và lá biến dạng. Nấm tấn công mạnh ở mép lá.

– Biện pháp phòng trừ:

Tham khảo sử dụng thuốc có hoạt chất Copper Oxychloride; Chlorothalonil.

  1.  Bệnh sương mai: (Peronospora )

– Đặc điểm gây hại:

Bệnh gây hại từ khi cây còn nhỏ trong vườn ươm cho đến khi cây lớn. Vết bệnh ở dưới mặt lá được bao phủ một lớp trắng xốp như sương. Sau một thời gian vết bệnh khô lại, có màu nâu đen. Các vết bệnh lan rộng liên kết với nhau thành mảng lớn trên lá, làm lá thối đen và rụng.

Bệnh phát triển trong điều kiện mưa nhiều, ẩm độ cao. Nấm bệnh tồn tại trên hạt giống, tàn dư cây trồng và các cây cỏ.

5

– Biện pháp phòng trừ:

Có thể sử dụng một số loại thuốc có các hoạt chất: Copper Hydroxide, Copper Oxychloride, Dimethomorph, Chlorothalonil.

    IV.Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:

– Thu hoạch sau khi trồng từ 35 đến 40 ngày.

– Trước khi thu hoạch 2 ngày tưới rửa bớt đất, cát bám trên cây và phun nước vôi 1% (vôi hòa tan trong nước, để lắng lấy nước trong) trên cây để trung hòa dư lượng nông dược còn lại và diệt bớt một số vi khuẩn. Một ngày trước khi thu hoạch tưới rửa lại  bằng nước sạch

– Cắt tỉa là già, lá nhiễm sâu, bệnh và đóng gói sản phẩm thu hoạch theo yêu cầu khách hàng.

6

HOTLINE

 

 

063-3824552

VẬN CHUYỂN MIỄN PHÍ

 

Giao hàng tận nơi

Miễn phí vận chuyển nội thành HCM

và các tỉnh lân cận, miền Tây.

QUẢNG CÁO

Các trang liên quan:

thanhnongseeds.com
ahngroup.vn
thegioiwebsaigon.com

 

Từ khóa liên quan:

GIỐNG HOA, GIỐNG LÚA, GIỐNG RAU, GIỐNG NGÔ, PHÂN BÓN

 

Thiết kế bởi© Ahngroup Đối tác:  Dây đồng hồ tissot