QUY TRÌNH CANH TÁC SÚP LƠ XANH
QUY TRÌNH CANH TÁC SÚP LƠ XANH
THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
(Sở Nông Nghiệp& Phát triễn Nông thôn Tỉnh Lâm Đồng phát hành )
I.Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
-
- Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng dinh dưỡng 23-250C, ở giai đoạn hình thành hoa 17-200C.
- Cây ưa ánh sáng ngày dài, trong điều kiện ngày ngắn, cây kéo dài thời gian sinh trưởng, thời kỳ cây con cần ánh sáng mạnh, khi hình thành hoa cần ánh sáng dịu và yếu.
- Ẩm độ đảm bảo đủ ẩm 70-80%, trong điều kiện độ ẩm không khí thấp mà nhiệt độ cao thì hoa nhỏ.
II.Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
- Giống: Hiện nay, có nhiều giống súp lơ của Úc sản xuất.
Cây con giống mua tại các cơ sở ươm cây giống đã công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn: Cây giống lơ xanh.
- Chuẩn bị vật liệu trồng.
Hệ thống tưới tự động được đầu tư giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn rau an toàn, VietGAP…
- Chuẩn bị đất.
Chọn đất trồng cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy,… (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).
Vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư thực vật, cày xới và bón vôi để giảm độ chua của đất, phơi ải đất từ 1-2 tuần để tiêu diệt một số sâu bệnh hại, sau đó lên luống bón lót và trồng cây.
- Trồng và chăm sóc:
Mỗi luống trồng 3 hàng theo kiểu nanh sấu, khoảng cách hàng x hàng 35cm, cây x cây 30-35cm. Mật độ trồng 55.000-57.000 cây/ha. Khi trồng cần lấp kín phần bầu đất không vùi quá sâu để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, trồng xong cần tưới đủ ẩm để cây nhanh chóng phục hồi. Từ 5-7 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm các cây yếu, bị chết.
Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.
Tuần đầu tưới nhẹ từ 1-2 lần/ngày, sau đó mỗi ngày tưới 1 lần, tưới đẫm.
Che đậy hoa: Là một biện pháp cần thiết trong kỹ thuật trồng súp lơ xanh, không che nụ hoa chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ cao và ánh sáng trực xạ sẽ làm cho hoa chuyển sang màu sẫm rồi màu nâu, làm giảm giá trị sử dụng.
Sau trồng khoảng 45-50 ngày, khi mà 2 lá ở giữa nhỏ hẳn đi và bắt chéo nhau, đó là dấu hiệu điểm sinh trưởng đã xuất hiện, nụ hoa có đường kính 4-5cm thì tiến hành che hoa. Khi che có thể bẻ những lá phía dưới đậy lên hoa.
5.Phân bón và cách bón phân:
Phân bón: Lượng phân tổng số tính cho 1 ha/vụ:
Phân chuồng hoai: 25-30m3; phân hữu cơ vi sinh: 1.000kg; vôi bột: 800-1.000kg, tùy theo pH đất canh tác;
– Phân vô cơ lượng nguyên chất: 140kg N – 85kg P2O5 – 180kg K2O.
Lưu ý: Chuyển lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn hoặc NPK tương đương:
Cách 1: Ure: 304kg; Super lân: 500kg; KCl: 300kg.
Cách 2: NPK 15-5-20: 900 kg; Ure: 11kg; Super lân: 220kg.
Bón theo cách 1:
Bón theo cách 2:
* Ghi chú: Phân bón lá sử dụng theo khuyến cáo in trên bao bì.
III. Một số sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ
A.Một số phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp
- Vệ sinh vườn: Luôn vệ sinh vườn dọn sạch cỏ rác và tàn dư thực vật khác, cắt tỉa lá già và xử lý cách xa vườn trồng.
- Cây giống: Chọn cây giống sạch bệnh, nên sử dụng cây giống đạt tiêu chuẩn, độ đồng đều cao, phát huy ưu điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao.
- Mật độ trồng và kỹ thuật trồng: Trồng với mật độ thích hợp đúng theo quy định tại quy trình này, tránh trồng dầy sẽ tạo ẩm độ cao tạo điều kiện nấm bệnh phát triển. Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón phân thừa đạm để tăng khả năng chống chịu bệnh.
- Biện pháp sinh học: Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên sẵn có trên vườn như ong ký sinh sâu tơ Diadegma semiclausum và Diadronus collaris; bọ đuôi kìm; bọ rùa, ruồi ăn thịt, nhện ăn thịt; …
Sử dụng chế phẩm Trichoderma để rải vào đất hoặc phun lên cây. Không sử dụng thuốc hóa học tùy tiện, chỉ nên sử dụng các loại thuốc có phổ tác động hẹp, thuốc thế hệ mới phân giải nhanh, thuốc ít độc đối với thiên địch nhưng hiệu quả đối với các loài sâu bệnh hại. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc thảo mộc và thuốc có nguồn gốc sinh học. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc “4 đúng”.
Trước khi sử dụng thuốc trên diện rộng, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
- Luân canh cây trồng khác họ thập tự.
B. Sâu hại và biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV.
1. Sâu tơ (Plutella xylostella):
– Đặc điểm gây hại:
Là sâu gây hại nguy hiểm, chúng phát sinh và gây hại liên tục quanh năm, nặng nhất từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Sâu non ăn toàn bộ biểu bì lá làm cho lá bị thủng lỗ chỗ. Nếu bị hại nặng sẽ làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
– Biện pháp phòng trừ:
Sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Azadirachtin; Diafenthiuron; Oxymatine; Chlorantraniliprole; Bacillus thuringiensis.
2. Sâu xám (Agrotis ypsilon)
– Đặc điểm gây hại:
Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất.
Sâu xám phát sinh trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ.
– Biện pháp phòng trừ: Có thể tham khảo sử dụng thuốc có hoạt chất Metarhizium anisopliae; Abamectin;…
C. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV:
1. Bệnh sương mai (Peronopora parasitica)
– Đặc điểm gây hại:
Bệnh gây hại từ khi cây còn nhỏ trong vườn ươm cho đến khi cây lớn. Trên lá mầm và các lá thật của cây con xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng hoặc nâu. Trên cây lớn vết bệnh là những đốm tròn hoặc hình dạng bất định màu vàng nâu, trên đó có lớp mốc như lông mịn màu xanh đen. Vết bệnh ở dưới mặt lá được bao phủ một lớp trắng xốp như sương. Sau một thời gian vết bệnh khô lại, có màu nâu hoặc đen. Các vết bệnh lan rộng liên kết với nhau thành mảng cháy lớn trên lá, lá vàng và rụng.
Bệnh phát triển trong điều kiện nhiệt độ 10-150C và ẩm ướt. Nấm bệnh tồn tại trên hạt giống, tàn dư cây trồng và các cây cỏ họ thập tự.
– Biện pháp phòng trừ: Tham khảo sử dụng thuốc có chứa các hoạt chất: Chlorothalonil; Cooper Oxychloride; Metalaxy để phòng bệnh.
- Bệnh sưng rễ (Plasmodiophora brassicae.W)
– Triệu chứng gây hại:
Bệnh gây hại trên bộ rễ của cây (rễ chính và rễ bên). Bộ phận rễ bị biến dạng sưng phồng lên, có các kích cỡ khác nhau tùy thuộc thời kỳ và mức độ nhiễm bệnh.
Cây nhiễm bệnh dần dần biểu hiện các triệu chứng sinh trưởng chậm, cằn cỗi, lá biến màu xanh bạc, có biểu hiện héo vào lúc trưa nắng, sau đó phục hồi vào lúc trời mát, khi bị nặng toàn thân cây héo rũ kề cả khi trời mát, lá chuyển màu xanh bạc, nhợt nhạt, héo vàng và cây bị chết hoàn toàn.
Bệnh hại tấn công vào vùng rễ, gây biến dạng, làm giảm khả năng hút nước, dinh dưỡng và khả năng chống chịu của cây, dẫn đến việc xâm nhập dễ dàng của một số loài nấm, khuẩn gây nên sự thối mục đen toàn bộ rễ cây. Khi cây bị nhiễm bệnh sớm (giai đoạn vườn ươm, hồi xanh) cây khó phục hồi và chết, nhưng nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn muộn hơn (giai đoạn hình thành bắp, phân hoá hoa) cây có thể cho thu hoạch nhưng năng suất giảm, chất lượng kém.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Xử lý dụng cụ (khay, máy dập khuôn, xẻng, cuốc…) bằng formol 2-3% sau mỗi lần sử dụng, xử lý đất bằng nhiệt. Điều chỉnh pH đất của giá thể lớn hơn 6,5. Sử dụng nước sạch để tưới. Vệ sinh vườn ươm định kỳ 01 tháng/lần. Kiểm tra cây con trước khi xuất vườn, sau mỗi lần xuất cây con cần vệ sinh vườn ươm và dụng cụ. Tiêu huỷ cây con không đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
+ Sử dụng thuốc có chứa các hoạt chất Flusulfamide; Chaetomium sp. + Trichoderma sp. xử lý trước khi trồng.
IV.Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:
Trong điều kiện chăm sóc tốt bông nở đều sẽ thu hoạch từ 2-3 đợt, thu trong vòng 15 ngày là kết thúc. Khi thu bông đựng trong sọt nhựa tránh làm xây sát, dập nát thân, bông. Tuỳ theo yêu cầu của thị trường để thu theo kích cỡ bông, độ dài thân hoặc số lá bao. Xuất hàng đóng gói, vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng.
- - Bắp cải GREEN NOVA (07/12/2018)
- - Đặc điểm của giống cà chua Diva (I-66): (07/12/2018)
- - QUY TRÌNH CANH TÁC XÀ LÁCH (07/12/2018)
- - QUY TRÌNH CANH TÁC ỚT NGỌT (07/12/2018)
- - QUY TRÌNH CANH TÁC SÚP LƠ XANH (07/12/2018)