QUY TRÌNH CANH TÁC ỚT NGỌT
QUY TRÌNH CANH TÁC ỚT NGỌT
THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
( Sở Nông nghiệp & Phát triễn Nông thôn Tỉnh Lâm Đồng phát hành )
I.Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây là 25-280C vào ban ngày và 18-200C vào ban đêm, thích hợp nhất là 18-280C.
- Ánh sáng: Yêu cầu ánh sáng nhiều, nhất là thời điểm ra hoa. Thiếu ánh sáng giảm tỷ lệ đậu quả.
- Đất: Có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau như đất sét nhẹ, đất bazan, đất feralit vàng đỏ,… pH tối thích 5.5-6.5.
II.Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Giống và chuẩn bị cây giống
Hiện nay, tại Lâm Đồng đang sử dụng phổ biến các giống ớt ngọt nhập từ Hà Lan có nhiều màu như ớt xanh, ớt đỏ (Pasarella), ớt vàng (Baschata).
Cây con giống mua tại các cơ sở ươm cây giống đã công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn: Cây ớt ngọt.
- Nhà kính hoặc nhà lưới che phủ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây trồng và làm nhà kính để hạn chế côn trùng, nấm bệnh xâm nhập gây hại, nền nhà và xung quanh nhà luôn được vệ sinh để tránh sâu, bệnh hại trú ngụ.Chuẩn bị vật liệu trồng
Bạt nylon phủ luống và hệ thống tưới tự động được đầu tư trong nhà kính, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn rau an toàn, VietGAP,…
- Chuẩn bị đất:
Chọn đất trồng cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy,… (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).
Vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư thực vật, cày xới và bón vôi để giảm độ chua của đất, phơi ải đất từ 1-2 tuần để tiêu diệt một số sâu bệnh hại, sau đó lên luống bón lót. Phân bón lót được rải đều trên bề mặt luống, dùng cuốc xăm đều sau đó phủ 1 lớp đất lên bề mặt luống, tưới ẩm đều và tiến hành phủ bạt nylon, đục lỗ trồng cây.
- Trồng và chăm sóc: Mỗi luống trồng 2 hàng theo kiểu nanh sấu, khoảng cách hàng x hàng 50cm, cây x cây 45-50cm. Mật độ trồng 30.000-35.000 cây/ha. Khi trồng cần lấp kín phần bầu đất, không vùi quá sâu, lắp đất thấp hơn mặt bầu 1 cm để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, trồng xong cần tưới đủ ẩm để cây nhanh chóng phục hồi. Từ 7-10 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết.
Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.
Tuần đầu tưới nhẹ 2 lần/ngày, sau đó mỗi ngày tưới 1 lần, tưới đẫm.
Cắm chói: Sau khi trồng khoảng 2 tuần, cây đã bén rễ, tiến hành cắm chói, cắm nghiêm khoảng 450 mỗi cây cắm một chói và cột cố định vào cây, khi cắm tránh làm long gốc và lay vết ghép sẽ ảnh hưởng đến cây trồng. Khi cây cao hơn 35 cm thì bắt đầu cắm chói cao và đan dây nylon để giữ cho cây không bị ngã đổ vì mang trái nặng.
Chăm sóc: Thường xuyên loại bỏ lá già, lá bị bệnh dưới gốc. Thực hiện khâu tỉa cành trước lúc ra hoa. Mỗi cây để 4-5 cành.
- Phân bón và cách bón phân
Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1ha/vụ như sau
Phân chuồng hoai: 40-50 m3, phân hữu cơ vi sinh: 1.000kg, vôi bột: 800-1200kg, tùy pH của đất trồng.
Phân hóa học lượng nguyên chất: 160kg N – 95kg P2O5 – 175kg K2SO4.
Lưu ý: Đổi lượng phân bón hóa học nguyên chất qua phân đơn hoặc NPK tương đương:
Cách 1: Ure: 348 kg; super lân: 594 kg; KCL: 292 kg.
Cách 2: NPK 15-5-20: 875 kg; Ure: 63 kg; super lân: 320 kg.
Bón theo cách 1:
Bón theo cách 2:
Trong quá trình chăm sóc, phun thêm phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng đa lượng và các chất trung, vi lượng cho cây trồng.
Bón thúc các lần sau: Khoảng 1 tháng một lần với lượng phân bón tương tự thúc lần 2 hoặc lần 3.
III. Một số sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ
A.Một số phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp
- Vệ sinh vườn: Dọn sạch cỏ rác và tàn dư thực vật khác, cắt tỉa lá già và xử lý cách xa vườn trồng.
- Cây giống: Chọn cây giống sạch bệnh, nên sử dụng cây giống đạt tiêu chuẩn, độ đồng đều cao, phát huy ưu điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao.
- Mật độ trồng và kỹ thuật trồng: Trồng với mật độ thích hợp đúng theo quy định tại quy trình này, tránh trồng dầy sẽ tạo ẩm độ cao tạo điều kiện nấm bệnh phát triển. Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón phân thừa đạm để tăng khả năng chống chịu bệnh.
- Đặt bẫy dính: Đa số giai đoạn trưởng thành của các đối tượng sâu hại bị hấp dẫn bởi màu vàng. Vì vậy sử dụng bẫy dính màu vàng để diệt sâu hại là biện pháp thích hợp, giảm được chi phí phòng trừ sâu hại, an toàn cho sản phẩm và môi trường. Các bẫy dính này treo ngay phía trên của vòm lá hoặc treo xung quanh nhà kính, với mật độ 1 bẫy/2m2
5.Biện pháp sinh học.
– Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên sẵn có trên vườn như bọ rùa, ruồi ăn thịt, nhện ăn thịt,…
– Sử dụng chế phẩm Trichoderma để rải vào đất hoặc phun lên cây. Không sử dụng thuốc hóa học tùy tiện, chỉ nên sử dụng các loại thuốc có phổ tác động hẹp, thuốc thế hệ mới phân giải nhanh, thuốc ít độc đối với thiên địch nhưng hiệu quả đối với các loài sâu bệnh hại. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc thảo mộc và thuốc có nguồn gốc sinh học. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc “4 đúng”.
Trước khi sử dụng thuốc trên diện rộng, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
6.Luân canh cây trồng khác họ cà.
B. Sâu hại và biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV
1.Bọ trĩ (Thrips parvispinus):
– Đặc điểm gây hại:
Đây là đối tượng gây thiệt hại nghiêm trọng trong quá trình sản xuất ớt ngọt trong nhà kính, nhà lưới. Bọ trĩ gây vết xước và hút nhựa lá; hoạt động suốt cả ngày. Khi bị hại lá nhăn, gợn sóng, quăn và uốn cong lên trên.
– Biện pháp phòng trừ:
Tham khảo sử dụng thuốc có chứa các hoạt chất Spinetoram.
- Nhện đỏ (Tetranychus sp.)
– Đặc điểm gây hại:
Nhện trưởng thành và nhện non chích hút lá tạo ra những đốm lá trắng vàng có thể dễ nhận ra ở mặt trên của lá. Lá bánh tẻ thường bị nhện ăn nặng hơn. Mặt dưới của lá có màu đồng, mép lá quăn, lá trở nên cứng và cong xuống dưới. Nếu cây bị gây hại nặng, có thể gây rụng chồi, rụng hoa.
Nhện đỏ phát triển mạnh khi trời khô hạn, cây được bón nhiều phân đạm.
– Biện pháp phòng trừ: Tham khảo sử dụng thuốc có chứa các hoạt chất Azadirachtin; Celastrus angulatus.
- Rệp (Aphid gossypii và Myzus persicae)
– Đặc điểm gây hại:
Rệp chích hút nhựa làm cho cây chùn đọt và lá bị vàng. Ấu trùng lẫn thành trùng rất nhỏ, dài độ 1-2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở dưới mặt lá non. Rệp là môi giới lây truyền bệnh vius cho cây trồng.
Thời tiết khô nóng thuận lợi cho rệp phát sinh và gây hại.
– Biện pháp phòng trừ: Tham khảo sử dụng thuốc chứa hoạt chất Abamectin; Rotenone; Spinosad.
C. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV
- Bệnh đốm mắt cua (Cercospora sp.)
– Đặc điểm gây hại:
Bệnh đặc trưng trên lá có màu nâu và dạng tròn, tâm đốm bệnh màu xám nhạt kích thước nhỏ hoặc lớn, có viền màu nâu đậm. Đường kính các vết bệnh này có thể lan rộng đến 1 cm hoặc hơn và đôi khi nối lại với nhau. Các vết hoại tử trên thân, cuống lá, cuống hoa có tâm màu xám nhạt, viền sậm màu, nhưng chúng thường có hình bầu dục đặc trưng. Lá bệnh thường rụng khi chuyển sang màu vàng hoặc ngay cả lúc còn xanh. Khi bệnh phát triển mạnh, lá rụng rất nhiều. Trái không nhiễm bệnh.
– Biện pháp phòng trừ: Tham khảo sử dụng thuốc có hoạt chất Flusilazole.
- Bệnh phấn trắng (Leveillula taurica)
– Đặc điểm gây hại:
Các vệt hoặc đốm vàng xuất hiện ở trên mặt lá, khi đốm xuất hiện nhiều chúng có thể nối kết lại với nhau làm lá có dạng vàng úa. Ở mặt dưới lá, các vết bệnh biến thành dạng lốm đốm chết hoại và thường được bao phủ bởi một lớp phấn từ màu trắng tới xám. Bệnh phát triển từ các lá già sang các lá non; bệnh nặng làm rụng trụi lá.
– Biện pháp phòng trừ:
Tham khảo sử dụng thuốc có chứa các hoạt chất: Copper Oxychloride + Metalaxyl; Chlorothalonil, Copper Hydroxide, Eugenol
- Bệnh thán thư (Collectotrichum gloeosporioides; C.capisi; C.acutatum)
– Đặc điểm gây hại:
Bệnh có thể phát ra trên vườn hoặc làm thối trái ớt đã thu hoạch. Triệu chứng điển hình xuất hiện đầu tiên trên trái già dưới dạng những vết bệnh nhỏ, thấm ướt, lõm xuống và lan rộng rất nhanh. Các vết bệnh có thể lan rộng đến 3-4 cm trên các trái ớt lớn. Các vết bệnh phát triển tối đa sẽ lõm xuống và có màu từ đỏ đậm đến nâu nhạt, có thể trông thấy được các mô sinh trưởng màu sậm của nấm bệnh với số lượng thay đổi.
Bệnh thán thư hại ớt ngọt hại nặng trong mùa mưa và có nhiệt độ cao, mùa nắng bệnh ít gây hại hơn. Bệnh thường gây hại từ trái già đến chín, giống mẫn cảm bệnh gây hại cả trên trái non. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu ẩm ướt.
– Biện pháp phòng trừ:
– Sử dụng thuốc có chứa các hoạt chất Chitosan, Chlorothalonil, Citrus oil, Copper Oxychloride, Cytosinpeptidemycin, Eugenol, Kresoxim-methyl, …
- Bệnh héo xanh do vi khuẩn (Ralstonia solanacearum)
– Triệu chứng gây hại:
Triệu chứng điển hình là cây đang phát triển tốt nhưng vào giữa trưa nắng có một số cây bị héo rũ, đến chiều lại hồi phục, hiện tượng này diễn ra trong một thời gian ngắn sau đó cây héo hoàn toàn. Khi cắt đoạn thân gần gốc đặt vào ly nước sẽ thấy dịch trắng loang ra, đó chính là dịch vi khuẩn. Khi bệnh xuất hiện cần nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy xa nơi trồng.
– Biện pháp phòng trừ: Bảo đảm chế độ luân canh tuyệt đối ít nhất 3-5 vụ với các cây trồng khác không cùng họ với ớt. Trước khi trồng ớt nên xử lý đất thật kỹ để giảm bệnh héo xanh do vi khuẩn. Tham khảo sử dụng thuốc chứa các hoạt chất Fugous Proteoglycans.
- Thối nhũn vi khuẩn (Erwinia carotovora)
– Đặc điểm gây hại:
Trái bị nhiễm bệnh thường đổ sụp xuống và treo như những túi đầy nước.
Bệnh phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao. Nguồn bệnh tồn tại trên các tàn dư cây trồng và xâm nhập qua vết thương.
Bệnh thối nhũn vi khuẩn hại ớt ngọt
– Biện pháp phòng trừ:
Tham khảo sử dụng thuốc có hoạt chất Streptomyces lydicus.
Bệnh thối nhũn vi khuẩn hại ớt ngọt
- Cháy lá Choanephora (Choanephora cucurbitarum)
– Đặc điểm gây hại:
Mô bị nhiễm chuyển sang màu nâu đến đen và nấm phát triển nhanh chóng, giết chết một phần bên trên của cây. Những vết thối ướt do nhiều mô nhiễm liên kết với nhau và thường có những bào tử màu bạc đến xám được sinh ra ở đó và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Mưa kéo dài và nhiệt độ cao là nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh cháy lá Choanephora hại ớt ngọt
– Biện pháp phòng trừ: Tham khảo sử dụng thuốc có hoạt chất Triadimenol.
IV.Thu hoạch
Sau khi trồng khoảng 3,5 tháng thì thu hoạch đợt quả lần đầu tiên và cho thu hoạch liên tục 5-6 tháng.
Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật.
Thu hoạch vào buổi sáng khi nhiệt độ không khí trong nhà kính còn thấp và độ ẩm còn cao. Trong điều kiện này sẽ làm giảm sự bốc thoát hơi nước của quả vì vậy quả không bị héo hoặc không bị nhăn nheo.
Không thu hoạch quả còn non, quả chưa chuyển màu sắc vì sẽ làm giảm năng suất và chất lượng quả. Chỉ thu hoạch những quả có màu sắc đạt 80-90% màu của quả chín.
Dùng dao thu hoạch tránh dùng tay bẻ cuống quả làm tổn thương cây. Dùng giỏ nhựa hoặc tre để chứa quả khi thu hoạch và vận chuyển, đóng gói theo yêu cầu khách hàng.
- - QUY TRÌNH CANH TÁC BÓ XÔI (07/12/2018)
- - Đặc điểm của giống cà chua Diva (I-66): (07/12/2018)
- - QUY TRÌNH CANH TÁC ỚT NGỌT (07/12/2018)
- - Bắp cải GREEN NOVA (07/12/2018)
- - QUY TRÌNH CANH TÁC XÀ LÁCH (07/12/2018)